Một tháng mưa bụi ẩm ướt đã khiến cuộc sống của người Hà Nội "đảo lộn". Nhiều nơi trên thế giới còn có mưa ướt suốt quanh năm.
Do đặc điểm về địa hình, một số nơi trên thế giới được ghi nhận với lượng mưa kỷ lục. Ở nơi đây, hiếm có khi người dân nào được chứng kiến một ngày nắng đẹp khô ráo.
Các cuộc tranh luận về nơi có lượng mưa cao nhất thế giới bắt đầu từ thực tế là Mawsynram ghi nhận lượng mưa trung bình cao hơn 94mm so với khu vực Cherrapunji lân cận. Tương tự như Cherrapunji, hiếm có ngày nào ở nơi đây mà không có mưa. Phần lớn lượng mưa được tạo ra từ hơi ẩm và nhiệt độ cao từ các khu vực xung quanh như Vịnh Bengal. Thậm chí để hạn chế tiếng ồn gây ra do mưa, rất nhiều cư dân đã phải trồng cỏ trên mái nhà để giảm bớt va đập từ những hạt mưa rơi xuống.
Ngôi làng Tutendo với dân số ít hơn 1000 người phải trải qua hai mùa mưa mỗi năm, biến nơi đây thành khu vực có lượng mưa cao nhất Nam Mỹ. Tất cả nhà cửa ở đây đều phải có lớp chống nước để tạo cảm giác khô ráo cho người bên trong. Ngay cả giữa hai tháng mùa khô, người ta vẫn ghi nhận được 20 ngày mưa mỗi tháng. Gần với xích đạo và Thái Bình Dương, khu vực này có khí hậu nóng ẩm và nhiều áp thấp. Điều này đã tạo ra khí hậu rừng mưa nhiệt đới, với những cánh rừng và thảm thực vật dày đặc. Gần đó là Quibdó, thành phố nhiều mưa nhất thế giới.
Sông Cropp là nguồn nước cho phần lớn những cơn mưa được khi nhận ở New Zealand, đồng thời là khu vực nhiều mưa nhất khu vực châu Úc. Ngày 27/12/1989, khu vực này đã đón nhận lượng mưa tới 758mm chỉ trong vòng 24 giờ. Nằm dọc phần Tây New Zealand, gần với biển Tasman, con sông này ẩn mình giữa địa hình núi cao hiểm trở, điều đó làm lượng mưa tại đây tăng đột biến so với các vùng xung quanh. Giữa tháng 10/1997 và tháng 10/1998, sông Cropp đã ghi nhận lượng mưa tới 18.413mm.
Nằm ở rìa Tây Nam Cameroon, Debundscha là ngôi làng ở sát bờ biển Đại Tây Dương. Đây là địa điểm có nhiều mưa thứ hai ở châu Phi. Vị trí sát bờ biển của Debundscha, cùng với khu vực núi Cameroon gần đó chính là nguyên nhân khiến ngôi làng này có lượng mưa rất lớn. Chính ngọn núi đã làm mây và hơi ẩm tích tụ, từ đó tạo thành mưa xuống ngôi làng bên dưới.
Sau 30 năm nghiên cứu biểu đồ mưa của Hawaii, cùng với các dữ liệu thu được từ trạm theo dõi trong công viên quốc gia Haleakala, Big Bog đã được chọn là khu vực nhiều mưa nhất của Hawaii, vượt qua cả núi Waialeale. Kết luận này gây nhiều tranh cãi, chủ yếu là do quá trình thu thập dữ liệu của các nhà nghiên cứu. Ở vị trí rất hẻo lánh, người ta phải sử dụng máy bay trực thăng để đáp xuống Big Bog, hoặc trải qua hai ngày leo núi liên tục. Dù vậy, đây vẫn là một điểm thu hút khách du lịch, những người muốn đắm chìm trong cảnh quan tươi mát và xinh đẹp của thảm thực vật nơi đây.